3 BÀI HỌC GIÁ TRỊ THÔI THÚC HÀNH ĐỘNG TỨC THÌ

1. Gánh nặng lớn nhất trong đời vốn dĩ không phải là công việc, mà là sự nhàm chán.

Tốt nghiệp đại học, xin được vào làm một tập đoàn lớn, mỗi ngày chỉ cần hoàn thành xong công việc, rồi giải trí thì bản thân đã cho rằng mọi chuyện thế là yên ổn, an nhàn. Trong khi đó, có những người ngoài giờ làm lại tiếp tục chăm chỉ, nghiên cứu, không ngừng nâng cao giá trị, thúc đẩy bản thân tiến bộ mỗi ngày. Hãy tự hỏi, khi sóng gió xảy ra, áp lực cạnh tranh gia tăng buộc các công ty phải cắt giảm nhân sự thì ai sẽ là người được giữ lại hay vững vàng vượt qua khó khăn.

Đời người tựa như chèo thuyền ngược dòng, nếu không ra sức chèo ắt sẽ thụt lùi. Để bản thân có thể là một phần trong thế giới của những người tài giỏi và giàu có, bạn phải không ngừng nâng cao giá trị của chính mình. Cristiano Ronaldo từng nói rằng: Giấc mơ không phải là thứ bạn nhìn thấy khi ngủ, giấc mơ là thứ không cho phép bạn ngủ”. Sự tham muốn an nhàn nhất thời sẽ chỉ khiến bản thân trở nên “gỉ sét” mà thôi.

2. Người rảnh rỗi thường hay ưu sầu, người “bận rộn” lắm niềm vui.

Các nghiên cứu đã cho thấy, khi một người có quá nhiều nỗi nhàn rỗi thì cả tinh thần và thể chất của người đó gần như sẽ bị dày vò. Rảnh rỗi thường khiến con người dễ phát sinh những suy nghĩ tiêu cực, đồng thời việc lười biếng cũng khiến thân thể trở nên uể oải, thiếu đi sức sống. Ngược lại, sự “bận rộn” lại chính là một liều thuốc quý, là khởi đầu cho một cuộc sống năng động, tràn đầy năng lượng.

Tất nhiên việc rảnh rỗi có thể mang lại niềm vui tạm thời, nhưng việc liên tục nhàn rỗi sẽ khiến con người ta dần cảm thấy nhàm chán, thậm chí là mất đi ý chí, nhiệt huyết, kéo bản thân ngày càng rời xa các mục tiêu đã đặt ra. Song với đó, “bận rộn” có thể tạo ra cảm giác mệt mỏi nhưng nó có thể đem lại cho bạn rất nhiều giá trị tích cực nếu “bận rộn đúng việc”.

Hãy duy trì sự tập trung và liên tục để làm những thực hiện hóa những việc liên quan đến mục tiêu, giá trị sống tích cực của bản thân mỗi ngày. Không ngừng để bản thân luôn trở nên tốt hơn chính mình của ngày hôm qua, liên tục tiến bộ và phát triển mỗi ngày.

3. Chúng ta vốn dĩ đều phải chịu đựng một trong hai nỗi đau: Nỗi đau đến từ sự kỷ luật hoặc nỗi đau do sự nuối tiếc và mất mát.

Kỷ luật chính là nhân tố kết nối giữa mục tiêu đặt ra và thành quả đạt được. Kỷ luật là sợi dây được kéo căng để diều cho thể bay cao. Mọi chiến lược mà bạn vẽ ra nếu không được thực hiện dựa trên sự kỷ luật thì tất cả chỉ là “chiến lược giấy”. Kỷ luật là cả một quá trình rèn luyện để có được và không phải ai cũng làm chủ được chính mình.

Đừng để bản thân chìm đắm trong sự nhàn rỗi để rồi lãng phí từng giây, từng phúc cuộc đời. Nên nhớ rằng, giá trị bạn tạo ra cho người khác, cho xã hội bao nhiêu thì bạn sẽ nhận lại được bấy nhiêu, thậm chí nhiều hơn thế nữa. Đừng để “sức ì” của bản thân kìm hãm sự phát triển của chính mình. Hãy hành động, xây dựng sự kỷ luật để hướng tới mục tiêu, không ngừng tiến bộ mỗi ngày.

Sưu tầm


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *