7 Kinh Nghiệm “Nằm Lòng” Giúp Bạn Cải Thiện Kỹ Năng Giao Tiếp Hiệu Quả

Kẻ nông cạn thích làm màu, người sâu sắc ưa giản dị. Trau dồi kiến thức, trui rèn đạo đức, đến độ chín, ngôn ngữ đời thường của chúng ta tất có hương, có sắc.

Hãy kiệm lời để người khác lên tiếng, hãy khiêm tốn thu mình để người khác được tỏa sáng, sẵn sàng làm vai phụ điểm xuyết, để người khác trở thành vai chính, là nhân vật trung tâm, làm được như thế, bạn sẽ thấy, thực ra không có gì là không tốt.

Đôi khi, chăm chú lắng nghe là lời tán dương có giá trị hơn bất cứ ngôn từ nào. Những người giỏi giao tiếp không dựa vào khuôn miệng liến thoắng không ngừng nghỉ, mà họ cần hơn một đôi tai biết lắng nghe và cảm nhận tâm hồn người khác.

Lời nói – nết người. Ở chừng mực nào đó, lời nói phản ánh sự tu dưỡng, thái độ, tính cách, cuộc đời chúng ta, sách chúng ta đọc, nơi chúng ta đến và cả tâm hồn sâu kín của chúng ta.

Những người giỏi giao tiếp biết mình phải làm gì. Họ không bao giờ che giấu lỗi lầm của mình, cũng không bao giờ bao biện cho sai lầm của mình. Bởi vì, họ biết rằng lời xin lỗi nặng tựa núi cao, nhưng nếu bạn sẵn sàng gánh lấy, sức hấp dẫn của bạn sẽ chỉ có tăng mà không giảm.

“Tai họa sinh ra từ sự bất cẩn trong lời nói”. Lời nói ra giống như bát nước đổ đi, vì thế không thể không thận trọng. Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra. Trước khi phát ngôn nếu không suy nghĩ cẩn thận, mà hồ đồ, hấp tấp, thì nhiều khi sẽ nhận về quả đắng.

Có thể không phải tất cả những người biết lắng nghe đều trở thành cao thủ giao tiếp, nhưng chắc chắn tất cả các cao thủ giao tiếp đều biết lắng nghe.

(Sách: Kỹ năng giao tiếp đỉnh cao)


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *