Chuyện gì đã xảy ra vào đại khủng hoảng 1929?

Nhắc đến chứng khoán có lẽ chúng ta sẽ nghĩ đến những khoản lời to bự, hay những lần x2 x3 tài khoản. Nhưng thực tế là lịch sử thế giới đã ghi nhận rất nhiều lần bong bóng chứng khoán nổ tung và đẩy nhà đầu tư tay trắng chỉ trong một đêm. Và chiếc bong bóng nổi tiếng nhất lịch sử có lẽ là sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ năm 1929, khiến kinh tế Mỹ và các nước công nghiệp Phương Tây rơi vào Đại Suy thoái kéo dài 4 năm.

Bài viết này sẽ phác thảo qua một chút về Đại Sụp đổ (Great Crash) 1929 của Mỹ khi đó.
Vậy chuyện gì đã xảy ra?

Có thể nói, chẳng ai có thể ngờ đến tính huống này trước khi nó xảy ra bạn ạ. Vì trước thảm họa, thị trường chứng khoán đã trải qua chuỗi ngày thăng hoa. Tính rộng ra, trong suốt thập niên 20 của thế kỷ XX, kinh tế Mỹ cũng trải qua thời kỳ, thịnh vượng chưa từng có, được mệnh danh là “thời kỳ nhạc Jazz”. Nếu bạn đọc Đại gia Gatsby sẽ biết được thời đấy thịnh vượng ra sao.

Sự phát triển vũ bão của kinh tế Mỹ đã cũng khiến thị trường chứng khoán tăng trưởng theo. Hàng triệu người Mỹ đã đầu tư rất nhiều vào thị trường chứng khoán, một số lượng lớn còn đi vay tiền để mua cổ phần. Giống hệt như thời chứng khoán Việt Nam bùng nổ hồi năm 2007, khi cả các bác nông dân cũng bán nhà, bán vườn rau để đi chơi chứng khoán.
Đại khủng hoảng 1929 là một vết nhơ trong lịch sử kinh tế Mỹ

Đến tháng 8/1929, cơn điên cuồng mua chứng khoán lên đến đỉnh điểm, khi các nhà môi giới liên tục cho các nhà đầu tư nhỏ vay hơn 2/3 giá trị của các cổ phiếu mà họ đang mua. Nhà kinh tế học Irving Fisher khi đó đã bình luận: Giá chứng khoán đã đạt đến điểm bình nguyên, hàm ý giá chứng khoán đã lên đến đỉnh điểm.

Nhưng cũng vào thời khoảng thời gian này, sản xuất đã giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, khiến giá cổ phiếu vượt quá giá trị thực. Và cái gì đến cũng phải đến, chỉ trong 2 ngày, thị trường chứng khoán New York mất 25% điểm chấm dứt luôn chuỗi tăng dài trước đó và mở đầu thời kỳ suy thoái kéo dài trên Phố Wall. Sự sụp đổ của chứng khoán Mỹ còn kéo theo thảm họa kinh tế, chính thức bắt đầu từ kỳ Đại suy thoái kéo dài tới tận năm 1933 ở Châu Âu và Mỹ.

Sau Đại sụp đổ, thị trường chứng khoán Mỹ có phục hồi nhẹ vào năm 1930, nhưng tất cả đã quá muộn. Mỹ khi đó đã chìm sâu vào suy thoái và không có khả năng phục hồi sau cú sốc 1929. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ sụt giảm 1/3, tỷ lệ thất nghiệp leo lên mức 25%. Phải mất tới 22 năm, thị trường mới tìm lại đỉnh cao xác lập trước khi thảm họa xảy ra.
Nguyên nhân đến từ đâu?

Cho đến nay giới chuyên gia dường như đều đồng thuận rằng bong bóng chứng khoán to quá mức đã đánh sập chứng khoán Mỹ. Chỉ trong một thập kỷ, giá cổ phiếu tăng tới 4 lần, với sự dẫn đầu của các mã thuộc lĩnh vực công nghệ mới như radio, cho thấy rõ nguy cơ bong bóng.

Hơn nữa, trong khi thời điểm đó, các quy định liên quan tới giao dịch nội gián rất thiếu và lỏng lẻo, nhà đầu tư dễ dàng mua gom cổ phiếu và tăng quyền kiểm soát trong công ty.

Đại sụp đổ để lại nhiều bài học đắt giá về đầu tư lẫn điều hành kinh tế. Thị trường tài chính, ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế liên thông với nhau. Vấn đề phát sinh ở một lĩnh vực, nếu không được giải quyết triệt để sẽ lan sang lĩnh vực khác. Ngoài ra, vai trò của nhà nước là rất quan trọng. Chính phủ càng hành động sớm và tích cực bao nhiêu, thì thiệt hại do khủng hoảng càng ít bấy nhiêu.

_Sưu tầm_


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *