LỢI ÍCH KHI THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM QUA GÓC NHÌN TÂM LÝ HỌC

Chánh niệm (mindfulness) là là nhận thức từng khoảnh khắc ở hiện tại mà không phán xét. Theo nghĩa này của Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ, chánh niệm là một trạng thái ai cũng có thể thực hiện chứ không phải là một năng lực chỉ một vài người đạt được. Chánh niệm có thể được bắt đầu và luyện tập bởi một số hoạt động phổ biến nhất là thiền định.
Thiền có thể là một cách cực kỳ phổ biến để thực hành chánh niệm, nhưng thiền không phải là tất cả của chánh niệm.
NHỮNG LỢI ÍCH KHI THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM:

  1. Cải thiện trí nhớ làm việc và khả năng chú ý.
    Theo một nghiên cứu vào năm 2010, so sánh những quân nhân tham gia thực hành thiền chánh niệm trong tám tuần với những người không thực hành cho thấy rằng việc rèn luyện chánh niệm giúp khả năng ghi nhớ khi làm việc.
    Một nghiên cứu khác của Hodgins và Adair (2010) đã so sánh hiệu suất của nhóm người thực hành chánh niệm và nhóm không thực hành cho thấy khả năng chú ý của họ lớn hơn. Hiệu quả đến từ sự tập trung, chú ý có chọn lọc.
    2, Nâng cao sức khỏe tâm thần.
    Theo cách nói thông thường, siêu nhận thức mô tả việc bạn có thể tự quan sát cảm xúc và quá trình tinh thần của chính mình, lùi lại quan sát chính mình và cảm nhận chúng như những sự kiện thoáng qua. Chứ không phải bị cuốn theo những cảm xúc, suy nghĩ mà quên mất hiện tại, xung quanh.
    Khả năng này được nghiên cứu khi ứng dụng trong quá trình tâm lý trị liệu có tác động tích cực trong việc giúp tránh tái phát trầm cảm. Liệu pháp giảm stress dựa trên chánh niệm (MBSR) cho thấy có tác động tích cực của đối với các triệu chứng rối loạn lo âu.
  2. Giảm căng thẳng, điều hòa cảm xúc.
    Trong một nghiên cứu về chánh niệm và cảm xúc. Những người có kinh nghiệm thực hành thiền chánh niệm có khả năng điều hòa cảm xúc tốt hơn, có nghĩa là họ đã tập trung nhiều hơn vào thực tại ngay cả khi có những tác nhân gây cảm xúc khó chịu.
    Thực hành chánh niệm giúp bạn tập trung vào trải nghiệm hiện tại với những suy nghĩ, cảm xúc cân bằng và chấp nhận hơn. Điều này giúp cân bằng hoạt động của não bộ, điều này giúp:
  • Giảm căng thẳng cuộc sống, kiệt sức công việc.
  • Cải thiện giấc ngủ.
  • Hỗ trợ cải thiện cuộc sống với các bệnh lý mãn tính: tiểu đường, cao huyết áp, đau mãn tính.
    THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM BẰNG NHỮNG CÁCH NÀO?
  • Dành một vài phút để nhận biết hơi thở của bạn: Nhận thức được làm thế nào hơi thở của bạn đi vào và đi ra, làm thế nào bụng của bạn tăng và giảm theo từng hơi thở của bạn.
  • Hãy lưu ý bất cứ điều gì bạn đang làm. Trong khi bạn đang ngồi, ăn hoặc thư giãn: Lưu ý ở đây và bây giờ, hãy lưu ý cảm giác cơ thể bạn với từng chuyển động. Nếu bạn đang ăn, hãy tập trung vào hương vị, màu sắc và chi tiết thực phẩm của bạn.
  • Nếu bạn đang đi đâu đó, hãy tập trung vào đây và ngay bây giờ: Chú ý nhiều hơn về những gì bạn đang làm khi bạn bước đi và cảm giác bàn chân của bạn, cảm giác khi gió thổi vào da bạn.
  • Bạn không cần phải làm việc, suy nghĩ mọi lúc. Không sao, bây giờ bạn có thể để mình thư giãn. Một lần nữa, ở đây và bây giờ.
  • Nếu bạn nhận thấy bản thân không thể dừng lại với suy nghĩ, chỉ cần tập trung một lần nữa vào hơi thở của bạn.
  • Thử lắng nghe theo cách hoàn toàn không phán xét: Thử lắng nghe người khác nói, quan sát cảm xúc và suy nghĩ của bản thân.
  • Chánh niệm có thể trở thành một phần trong ngày của bạn. Bạn có thể thực tập cả khi đi bộ, ăn sáng.
    Để hiểu sâu hơn về chánh niệm và cách thực hành, bạn có thể tham khảo ở cuốn Sức mạnh của tĩnh tại


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *