1. Tiền bạc không đơn thuần là con số mà còn cần được gắn với thời gian vì chúng ta không có hàng trăm năm tuổi để nhẩn nha.
2. Tiền bạc là mục đích sống hay là công cụ, đó là lựa chọn cá nhân bởi mỗi người mỗi niềm vui chỉ tự bản thân mới trả lời được.
3. Tiền bạc là nguồn lực cũng như năng lượng và tình cảm. Chúng ta không nên phung phí và nên trân quý khi sử dụng.
4. Nói tiền giấy thì giá trị, tiền xu thì kêu leng keng rẻ tiền là chưa hẳn chính xác. Không có tiền nhỏ, sao thành tiền to; không có tích góp, sao có tài sản lớn.
5. Tiền lẻ của người này là tiền chẵn của người kia. Núi cao còn có núi cao hơn.
6. Muốn kiếm tiền tốt hơn, làm sao để biến kiếm tiền thành niềm vui. Bắt đầu từ việc làm bạn tốt với tiền bạc của mình.
7. Sung sướng vì tiền bạc, khổ sở cũng vì tiền bạc, đúng hay không? Tư duy và thái độ sống của chúng ta mới là cội nguồn.
8. Có chuyện hài đáng suy nghĩ kể rằng chúng ta cần 2 triệu đô/ năm để thuê người lái phi thuyền; còn người Do Thái cần 4 triệu đô/ năm để: cho người môi giới 1 triệu đô, cho bản thân ông ta 1 triệu đô và 2 triệu đô để đi thuê người lái phi thuyền.
9. Đừng la mắng trẻ con “tí tuổi đầu mà đã tiền, tiền, tiền…”. Con trẻ tò mò và cần được giáo dục tài chính thích hợp. Chẳng phải chúng ta cũng từng chới với bao phen vì không được giáo dục tài chính từ sớm ư?
10. “Khi các nhu cầu cơ bản của bạn được đáp ứng, tiền chỉ đơn giản là một công cụ và CHỈ SỐ ĐỂ PHÁT TRIỂN… Chỉ số TIỆN LƠỊ để đo lường thành công thường được xác định bởi tiền, dòng tiền và lối sống.”
(Trích sách FIRE – Con đường dẫn đến Độc lập tài chính & Nghỉ hưu sớm – tác giả Michael Quan)
Leave a Reply