Câu chuyện 1:
Một cậu bé phải chuyển một tảng đá ở trong vườn đi ra chỗ khác, người cha ở bên cạnh khích lệ: “Con trai, chỉ cần con cố gắng hết sức, con nhất định sẽ chuyển được tảng đá!”
Nhưng tảng đá quá nặng, cuối cùng cậu bé vẫn không thể chuyển đi được. Cậu nói với cha của mình: “Tảng đá nặng quá, con đã cố gắng hết sức rồi!”
Người cha nói: “Con vẫn chưa cố gắng hết sức mình”, cậu bé không hiểu, người cha mỉm cười nói: “Bởi vì ba ở bên cạnh nhưng con vẫn chưa nhờ ba giúp đỡ!”
Thực ra, có thể làm được một việc gì đó hay không, ai quy định là chỉ được dùng sức của một mình mình? Rất nhiều người thành công không phải vì năng lực của họ mà là bởi họ có thể huy động cho mình nhiều nguồn lực hơn.
Chúng ta cũng gọi đó là “mượn lực”.
Câu chuyện 2:
Gia Cát Lượng thời Tam Quốc cũng là một trong những bậc thầy về “mượn lực”, Chu Du nói với Gia Cát Lượng: “Trong vòng 3 ngày, hãy làm cho ta 10 vạn cung tên.”
Đây rõ ràng là một nhiệm vụ không thể hoàn thành, nhưng Gia Cát Lượng dựa vào đâu để đồng ý một cách đầy tự tin?
Không thể tự làm ra thì cũng có thể đi “mượn”.
Một buổi sáng đẹp trời, Gia Cát Lượng chất đầy cỏ lên thuyền, lựa lúc sương mù rồi giả vờ cho thuyền ra khơi tấn công quân Tào.
Tào Tháo thấy vậy liền cho binh lính bắn tên liên tiếp về phía Gia Cát Lượng, kết quả rất nhiều cung tên dính lại vào cỏ, chưa đầy một tiếng đồng hồ, Gia Cát Lượng đã được Tào Tháo “tặng” cho 10 vạn mũi tên.
Ai nói mượn lực chỉ được mượn đồng nghiệp, đồng chí, bạn bè, người thân, đôi khi, kẻ thù cũng là một đối tượng để mượn lực rất hoàn hảo.
Vượt qua giới hạn của “tôi”, thế giới sẽ rộng mở hơn rất nhiều.
Câu chuyện 3:
Thư viện Anh là một thư viện nổi tiếng của thế giới, bên trong có chứa một lượng sách vô cùng phong phú, có một lần, thư việc muốn di dời sang một thư viện mới, kết quả sau khi tính ra tiền vận chuyển thì thấy tốn rất nhiều tiền, họ không có đủ nhiều tiền như vậy.
Vậy phải làm sao? Có một người đã đưa ra một chủ ý cho người điều hành thư viện.
Thư viện đăng một quảng cáo lên các trang báo nói rằng: từ ngày hôm nay, mỗi một công dân có thể mượn miễn phí 10 cuốn sách của thư viện.
Kết quả, rất nhiều người dân đã đến thư viện mượn sách, chưa được mấy ngày, số sách trong thư viện đã được mượn hết sạch. Sách mượn rồi thì trả ra sao?
Mọi người sẽ đem sách đến trả tại thư viện mới. Cứ như vậy, thư viện đã mượn sức người dân mà chuyển được sang nhà mới.
Cách mà thư viện sử dụng chính là minh chứng rõ nét nhất cho câu “bốn lạng đẩy ngàn cân”.
Cho đi, đôi khi cũng là mượn lực.
Mượn lực không chỉ là một loại năng lực, mà nó còn là một loại dũng khí, một loại trí tuệ.
-Sưu tầm-